Hội thẩm Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam

Ngày 17 tháng 9 năm 2015, Việt Nam yêu cầu thành lập ban hội thẩm, đến ngày 28 tháng 10, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp quyết định thành lập một ban hội thẩm duy nhất để giải quyết tranh chấp hai vụ việc giữa Việt Nam, Đài LoanIndonesia.[18] Ban Hội thẩm DS490 và DS496 chính thức thành lập ngày 9 tháng 12, với chủ tịch Luz Elena Reyes de la Torre, hai thành viên José Pérez Gabilondo và Guillermo Valles. Vào ngày 18 tháng 8 năm 2017, báo cáo của ban hội thẩm đã được chuyển đến các thành viên.[19]

Biện pháp tự vệ

Trong tranh chấp, cả Việt Nam, Đài LoanIndonesia đều nhận định các biện pháp mà Indonesia áp dụng là biện pháp tự vệ, không có tranh chấp về khái niệm này. Song, ban hội thẩm đã phân tích lại khái niệm của biện pháp tự vệ (safeguard measure) theo luật định, và đây cũng là vụ tranh chấp đầu tiên mà cơ quan tài phán WTO xem xét tính chất tự vệ của biện pháp bị khiếu kiện. Ban hội thẩm biện pháp tự vệ là biện pháp phải thỏa mãn các yêu cầu nêu tại Điều XIX.1.a, GATT 1994,[20] theo đó, biện pháp này phải làm ngừng, rút lại hay điều chỉnh một số cam kết, một nhượng bộ trong khuôn khổ hiệp định này. Đồng thời, biện pháp đó phải có mục đích nhằm ngăn chặn hoặc khắc phục các thiệt hại mà ngành công nghiệp trong nước phải gánh chịu vì sự gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu.[21] Theo ban hội thẩm, biện pháp tự vệ phải là một biện pháp được áp dụng trong một chừng mực cần thiết để khắc phục các thiệt hại cũng như trong bối cảnh mà tất cả các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ được đáp ứng.[22]

Ban hội thẩm xem xét thấy rằng trong biểu cam kết của Indonesia tại WTO, không đưa ra ràng buộc thuế quan đối với mặt hàng tôn lạnh, tức nghĩa là, theo phương pháp chọn cho,[lower-alpha 3] Indonesia có quyền áp dụng bất kỳ mức thuế nào đối với sản phẩm tôn lạnh nhập khẩu, kể cả tăng thuế trở lại đối với mặt hàng này.[23] Từ đây, ban hội thẩm khẳng định biện pháp thuế đặc biệt bị khởi kiện không bị coi là dẫn đến ngừng, rút bỏ hay điều chỉnh các nghĩa vụ của Indonesia ở WTO.[24] Tuy không phải là biện pháp tự vệ, ban hội thẩm phân tích thêm và nhấn mạnh rằng các thành viên WTO có quyền thực hiện biện pháp để ngăn ngừa hoặc khắc phục tổn thương nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của mình tương tự với biện pháp tự vệ trong trường hợp tương đương, tức loại hàng hóa không trong biểu cam kết, với điều kiện là phải chứng minh được là hành động khắc phục hậu quả đã chọn sẽ đình chỉ, rút lại hoặc sửa đổi nghĩa vụ hoặc nhượng bộ liên quan của GATT 1994 cho mục đích đó.[25]

Tối huệ quốc

Khi phân tích biện pháp thuế đặc biệt, ban hội thẩm cho rằng biện pháp này của Indonesia không dẫn đến việc tạm ngừng thực hiện ngoại lệ về hội nhập kinh tế khu vực, các cam kết về thuế của Indonesia trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do khu vực là nghĩa vụ của Indonesia theo các điều ước quốc tế đó, và đây không phải là nghĩa vụ theo quy định của Điều XXIV, GATT 1994 nói riêng hay cả Tổ chức Thương mại Thế giới nói chung.[26] Do đó, ban hội thẩm kết luận rằng không có cơ sở pháp lý nào cho phép khẳng định biện pháp bị khiếu kiện của Indonesia sẽ dẫn đến việc tạm ngừng thực hiện ngoại lệ về tối huệ quốc, tức nghĩa là Indonesia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ về tối huệ quốc,[27] khuyến nghị bị đơn điều chỉnh lại biện pháp đặc biệt cho phù hợp nghĩa vụ tối huệ quốc theo Điều X:1, GATT 1994.[28][29]

...điều XIX, GATT là một "điều khoản cho phép" không áp đặt một nghĩa vụ thực về ký kết các hiệp định thương mại khu vực hay nghĩa vụ phải cung cấp một mức độ tiếp cận thị trường cho các đối tác tham gia hiệp định thương mại khu vực thông qua công cụ nhượng bộ thuế quan.[lower-alpha 4][27]

Bên cạnh đó, ban hội thẩm cũng cho rằng, thuế đặc biệt của Indonesia cũng không phải là một biện pháp dẫn đến việc tạm ngừng, đình chỉ nghĩa vụ của thành viên WTO theo nguyên tắc tối huệ quốc. Việc Indonesia loại trừ một số thành viên đang phát triển ra khỏi phạm vi áp dụng thuế đặc biệt của Indonesia và được nước này viện dẫn Điều 9.1, ASG là không có cơ sở pháp lý.[30] Vì, biện pháp bị khiếu kiện của bị đơn Indonesia không được coi là biện pháp tự vệ nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của ASG;[31] việc Indonesia loại trừ 120 quốc gia khỏi danh sách áp thuế đặc biệt cũng không phù hợp với mục tiêu "ngăn chặn hoặc khắc phục các thiệt hại" gây ra cho ngành sản xuất trong nước vì có sự gia tăng quá mức của hàng hóa nhập khẩu, nêu tại Điều XIX.1, GATT 1994. Từ đây, ban hội thẩm viện dẫn ghi chú 1A, Hiệp định Marrakesh, nhấn mạnh việc khi có sự khác nhau giữa GATT 1994 với một hiệp định thương mại đa biên về thương mại hàng hóa thì quy định của hiệp định thương mại đa biên được sử dụng.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Indonesia – Tôn lạnh Việt Nam //www.worldcat.org/issn/0866-7446 //www.worldcat.org/issn/2354-0958 https://www.thejakartapost.com/news/2014/08/05/saf... https://web.archive.org/web/20171209120930/https:/... https://web.archive.org/web/20210707082129/https:/... https://web.archive.org/web/20220121034645/https:/... https://web.archive.org/web/20220121043153/https:/... https://web.archive.org/web/20220401070400/https:/... https://web.archive.org/web/20220515120309/https:/... https://web.archive.org/web/20220529161942/https:/...